Mở quán cà phê không chỉ là chuyện pha cà phê thật ngon và trang trí thật chill. Bạn cần phải biết quy định về kinh doanh quán cà phê để nắm vững những quy định pháp lý cơ bản để bắt đầu kinh doanh suôn sẻ và lâu dài. Hãy cùng Review Quán Cafe xem khi kinh doanh mô hình này phải tuân theo những quy định nào về đăng ký kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm nhé,…
Quy định về kinh doanh quán cà phê có yêu cầu đăng ký kinh doanh không?
Mô hình kinh doanh quán cà phê hiện đang là lựa chọn phổ biến của nhiều người khởi nghiệp, đặc biệt là các bạn trẻ. Ưu điểm dễ nhận thấy là mức vốn đầu tư ban đầu không quá lớn, rủi ro vừa phải, khả năng sinh lời ổn định nếu vận hành đúng cách.
Tuy nhiên, dù là mở quán cà phê nhỏ tại nhà, quán sân vườn hay một chuỗi thương hiệu bài bản, bạn bắt buộc phải thực hiện đăng ký giấy phép kinh doanh nếu hoạt động dưới hình thức kinh doanh cố định. Đây là yêu cầu bắt buộc theo quy định của pháp luật hiện hành vì quán cà phê thuộc nhóm ngành dịch vụ ăn uống.

Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh quán cà phê
Theo quy định về kinh doanh quán cà phê, sau khi xác định được mô hình quán cà phê phù hợp, chủ quán cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện pháp lý để đảm bảo việc kinh doanh vận hành hợp lệ và lâu dài. Cụ thể, những điều kiện cơ bản sẽ bao gồm:
- Có đăng ký giấy phép kinh doanh (dưới hình thức hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp).
- Có giấy chứng nhận vệ sinh ATTP nếu phục vụ đồ uống tại chỗ.
- Nhân sự trực tiếp chế biến phải có giấy xác nhận kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Cơ sở kinh doanh cần đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh trong chế biến, bảo quản và không gian phục vụ.
Việc tuân thủ các quy định về kinh doanh quán cà phê ngay từ đầu sẽ giúp bạn tránh rắc rối trong quá trình vận hành. Nhất là khi bị kiểm tra bất ngờ bởi các cơ quan chức năng.

Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh quán cà phê theo từng mô hình
Tùy vào quy mô quán và định hướng phát triển, bạn có thể lựa chọn một trong hai mô hình sau: hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp. Mỗi mô hình có yêu cầu hồ sơ riêng biệt.
Mô hình hộ kinh doanh cá thể
Phù hợp với các quán nhỏ, quán cà phê gia đình hoặc xe cà phê lưu động có địa điểm cố định. Theo Điều 87, Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ cần chuẩn bị gồm:
- Giấy đề nghị được đăng ký hộ kinh doanh.
- Thông tin kinh doanh: tên quán, địa chỉ, số vốn, số lượng lao động.
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ và các thành viên (nếu có).
- Hợp đồng thuê mặt bằng hoặc cung cấp giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.
- Biên bản họp và giấy ủy quyền (nếu đăng ký hộ kinh doanh theo hộ gia đình).

Mô hình doanh nghiệp
Trong quy định về kinh doanh quán cà phê, mô hình doanh nghiệp này dành cho các quán cà phê có quy mô lớn hoặc chuỗi thương hiệu. Hồ sơ đăng ký mô hình này bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ doanh nghiệp.
- Danh sách các thành viên hoặc cổ đông sáng lập.
- Bản sao của CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật và những thành viên.
- Giấy ủy quyền (nếu có).
Thời gian xử lý và cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh quán cà phê
Theo quy định về kinh doanh quán cà phê, sau khi nộp hồ sơ hợp lệ, thời gian cấp giấy phép kinh doanh quán cà phê như sau:
- Hộ kinh doanh: khoảng 3–5 ngày làm việc tại UBND cấp quận/huyện.
- Doanh nghiệp: khoảng 3–5 ngày làm việc tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố.
Chủ quán nên chủ động theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ để tránh chậm trễ trong việc khai trương.

Xin cấp giấy chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm
Một phần quan trọng trong quy định về kinh doanh quán cà phê là yêu cầu có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) nếu quán phục vụ tại chỗ. Hồ sơ xin cấp gồm:
- Đơn đề nghị được cấp giấy chứng nhận.
- Bản sao giấy phép kinh doanh.
- Sơ đồ mặt bằng quán và khu vực xung quanh.
- Giấy khám sức khỏe nhân viên và chủ quán.
- Bản công bố điều kiện VSATTP (trang thiết bị, quy trình).
- Giấy xác nhận kiến thức ATTP của người trực tiếp pha chế.
- Kết quả kiểm định nguồn nước, hồ sơ nguyên liệu sử dụng.
- Thời gian xử lý là 15 ngày làm việc.
- Hiệu lực là 3 năm kể từ ngày cấp.

>> Xem thêm: 10+ chi phí nhượng quyền cafe cho người mới bắt đầu kinh doanh
Một số quy định về kinh doanh quán cà phê khác bạn cần biết
Ngoài giấy phép kinh doanh và chứng nhận vệ sinh thực phẩm, các loại giấy tờ sau đây cũng là phần bắt buộc hoặc nên có để đảm bảo vận hành suôn sẻ:
- Bằng cấp, chứng chỉ pha chế: Giúp nâng cao uy tín và chất lượng dịch vụ.
- Hợp đồng lao động với nhân viên: Áp dụng với lao động làm việc trên 3 tháng.
- Giấy phép sử dụng vỉa hè (nếu có bàn ghế ngoài trời): Xin tại UBND cấp phường/xã.
- Hợp đồng thuê mặt bằng: Có công chứng, thời hạn rõ ràng để đảm bảo tính pháp lý.
Việc chuẩn bị đầy đủ các thủ tục trên là bước khởi đầu cần thiết để kinh doanh đúng luật và xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp cho thương hiệu.

Câu hỏi liên quan đến quy định về kinh doanh quán cà phê
Sau đây là vài câu hỏi thường gặp về quy định kinh doanh quán cà phê mà bạn có thể tham khảo:
Trường hợp nào quán cà phê không cần đăng ký kinh doanh?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, chỉ những hình thức bán hàng rong, bán dạo không có địa điểm cố định, không đặt bảng hiệu hoặc bàn ghế phục vụ tại chỗ mới được miễn đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, nếu bạn đặt quán tại một vị trí cố định, có bảng hiệu hoặc thực hiện hoạt động kinh doanh thường xuyên thì phải thực hiện đúng quy định về kinh doanh quán cà phê và đăng ký giấy phép đầy đủ.
Không đăng ký kinh doanh quán cà phê thì bị phạt như thế nào?
Việc không có giấy phép kinh doanh có thể bị xử phạt theo Nghị định số 185/2013/NĐ-CP. Cụ thể:
- Mức phạt từ 500.000 đồng đến 10.000.000 đồng, tùy theo mức độ vi phạm và quy mô kinh doanh.
- Ngoài ra, có thể bị yêu cầu ngừng hoạt động cho đến khi hoàn tất thủ tục đăng ký hợp lệ.
Quán cà phê sẽ chịu sự kiểm tra của những cơ quan nào?
Trong quá trình hoạt động, quán cà phê sẽ chịu sự giám sát và kiểm tra từ các cơ quan sau:
- Cơ quan quản lý thị trường.
- Chi cục ATVSTP.
- UBND phường/xã nơi quán hoạt động.
- Đội kiểm tra liên ngành và trật tự đô thị.
- Công an khu vực (kiểm tra tạm trú, an ninh trật tự…).

Tuân thủ đầy đủ quy định về kinh doanh quán cà phê không chỉ giúp bạn tránh rủi ro pháp lý mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng và đối tác. Hãy cùng Review Quán Cafe chuẩn bị thật kỹ để vận hành một quán cà phê hợp pháp và gặp nhiều suôn sẻ trong tương lai nhé.
>> Bài viết liên quan: